x
Bạn Muốn Tắt Quảng Cáo
x
Bạn Muốn Tắt Quảng Cáo
   |   
x
Bạn Muốn Tắt Quảng Cáo

ĐẰNG SAU SCANDAL CỦA OEZIL & GUENDOGAN CÓ NHỮNG UẨN KHÚC GÌ?

14:32 | 08/09/2018

 

Mesut Oezil ra đi nhưng Ilkay Guendogan thì vẫn ở lại ĐT Đức và tiếp tục phải chịu đựng những đợt công kích không dứt về scandal nguồn gốc của mình.

Sự tổn thương của người nhập cư

Một ngày mưa ở Gelsenkirchen, quê nhà của Guendogan, một người họ hàng của ngôi sao Man City đến nhà hàng để dùng bữa tối. Trong suốt bữa ăn, ông nhận thấy một cặp mắt từ bán đối diện cứ hướng vào mình.

Người họ hàng của Guendogan chợt nhận ra đó là một cựu thành viên của quốc hội Đức, vì thế ông tiến tới để bắt tay. Nhưng cuộc trò chuyện chẳng hề thân thiện một chút nào và được kết thúc bằng lời cảnh báo: "Tôi hy vọng tình hình hiện nay sẽ trở nên tồi tệ hơn với ông".

Vài tuần trước đó, trong đợt tập trung ĐTQG chuẩn bị cho World Cup 2018, xe của Guendogan bị đập phá bởi một nhóm hooligan ở ngay khách sạn tại Cologne. Tất cả những điều khủng khiếp đó đến sau một bức ảnh. Chính xác những gì chúng ta đang nghĩ, đó là tấm hình Guendogan và Oezil chụp chung với tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Recep Erdogan tại London vào hồi tháng 5.

Oezil chụp chung ảnh với Erdogan 
Oezil chụp chung ảnh với Erdogan

Một scandal chính trị, tôn giáo, chủng tộc bộc phát. Guendogan và đặc biệt là Oezil - người từng được thủ tướng Đức Angela Merkel ca ngợi là "cầu thủ đa văn hóa" đầu tiên và biểu tượng của nước Đức hiện đại, trở thành con ghẻ tại chính quê hương thứ 2 của mình, bị đồng đội xa lánh, bị LĐBĐ Đức ruồng bỏ và bị cô lập trong xã hội. Oezil trong cơn nóng giận đã nói lời chia tay ĐT Đức sau kỳ World Cup thất bại.

Quyết định của Oezil gây ra sự chia rẽ lớn từ chính thung lũng Ruhr, nơi sinh ra và lớn lên của ngôi sao thuộc biên chế Arsenal. Andreas Winkler, giám đốc học viện của đội bóng địa phương Rot Weiss-Essen nhớ lại những lần cậu học trò cũ bị ông lớn Schalke ruồng rẫy:

"Những HLV ở đó nhìn Oezil và nói "quá gầy, không đủ khỏe, ngôn ngữ cơ thể cũng không tốt". Phải đến những thời khắc cuối cùng họ mới chịu nhận cậu ấy".

Winkler cho rằng vấn đề thể chất chỉ là cái cớ để người ta không thích Oezil. Giống như Guendogan, Oezil sinh ra ở Đức nhưng có nguồn gốc Thổ Nhĩ Kỳ. Ông bà anh đã đến Gelsenkirchen lập nghiệp từ thập kỷ 60 của thế kỷ trước và coi nước Đức như quê hương của mình.

Oezil từng bị kỳ thị ngay từ lúc nhỏ
Oezil từng bị kỳ thị ngay từ lúc nhỏ

Trong lý lịch, Oezil viết về gia đình mình: "Họ làm việc quần quật trong các khu công nghiệp. Dù nặng nhọc nhưng họ chẳng hề than phiền. Họ phải làm theo hợp đồng dù luôn chịu cảm lạnh và đau lưng".

Oezil lớn lên ở khu chung cư Bornstrasse, nơi 9 trên 10 gia đình là người nhập cư. Hàng xóm vẫn cười với nhau khi nhớ lại cảnh tượng những cánh cửa chỉ chực bung ra khỏi bản lề còn lũ trẻ thì không dám lấy xe đạp vì nhà kho toàn lũ chuột rung rúc.

Christian Krabbe, giáo viên tiếng Anh của Oezil tại trường Bergen Feld nói về nhân cách của học sinh cũ: "Oezil là một người biết trước biết sau. Khi nhận được tháng lương đầu tiên từ Schalke ở tuổi 17, cậu ấy đã trả tiền cho cả lớp đi du lịch ở London. Phần lớn những đứa trẻ khi đó chưa bao giờ rời Gelsenkirchen. Khi Oezil gia nhập Arsenal, cậu ấy lại tiếp tục đài thọ cả lớp đi chơi. Có lần, chúng tôi đến một nhà hàng Thổ Nhĩ Kỳ ở Golders Green và Oezil thậm chí đã ký séc cho mỗi người và trả toàn bộ chi phí".

Cái nhìn khác về scandal

Việc Oezil và Guendogan gặp tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan được xem là không thể chấp nhận được theo quan điểm chính trị của nước Đức. Sau cuộc đảo chính thất bại của lực lượng chống đối, Erdogan đã không thương tiếc đè bẹp các nhà phê bình, bao gồm cả nhà báo và học giả. 

Ngôi sao bóng rổ Enes Kanter thuộc đội New York Knicks (NBA) từng công khai chỉ trích Erdogan bằng cụm từ "Hitler của thế kỷ". Cha của Kanter đã bị Erdogan tống giam và đó là lý do anh căm ghét người đứng đầu Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng cái giá mà Kanter phải trả khi chống đối công khai là rất đắt khi các nhà tài trợ đồng loạt rút lui còn gia đình anh bị đe dọa. Kanter đã chịu tình cảnh như cựu danh thủ Hakan Sukur, người dám lên tiếng và sau đó buộc phải di cư sang California.

Kanter chia sẻ: "Người đại diện của Nike nói rằng họ buộc phải cắt đứt hợp đồng với tôi nếu còn muốn kinh doanh ở Thổ Nhĩ Kỳ. Tôi tưởng tượng ra cảnh rất nhiều VĐV chuyên nghiệp không dám bình luận về những vấn đề này vì họ không muốn để mất tài trợ. Erdogan chụp ảnh với những người nổi tiếng để nói với dân Thổ Nhĩ Kỳ rằng ông được ủng hộ bởi người của công chúng. Tôi không biết Oezil và Guendogan có thích Erdogan hay không. Nhưng tôi biết chắc chắn rằng Erdogan đã tống giam những người vô tội để thâu tóm quyền lực".

"Rất nhiều người sợ khi thể hiện tình đoàn kết với những người vô tội ở Thổ Nhĩ Kỳ. Nếu Oezil hay Guendogan thể hiện quan điểm trái với tư tưởng chủ đạo hiện tại, họ có thể chịu chung số phận với tôi".

Guendogan và cái áo đấu có chữ ký gây nhiều tranh cãi
Guendogan và cái áo đấu có chữ ký gây nhiều tranh cãi

Cả Oezil lẫn Guendogan đều biết việc Erdogan đang ở London. Nhưng họ đến buổi gặp mặt đấy vì mục đích từ thiện dành cho những trẻ em gặp khó khăn. Họ gặp tổng thống Erdogan không phải để ủng hộ trực tiếp cho ông mà chỉ là sự tôn trọng dành cho nguồn gốc của mình.

Guendogan còn bị chỉ trích vì ký tặng Erdogan kèm dòng chữ "tổng thống của tôi" lên chiếc áo đấu của Man City. Nhưng theo người dân Thổ Nhĩ Kỳ, đó chỉ là một cách gọi xã giao khi nói về người lãnh đạo đất nước. Hơn nữa, một phần gia đình của Guendogan và Oezil vẫn ở Thổ Nhĩ Kỳ và họ buộc phải cân nhắc hậu quả nếu dám từ chối Erdogan.

Nhưng vấn đề là không nhiều người Đức chịu hay muốn hiểu vấn đề này. Họ thể hiện bức xúc thông qua ngôn từ hành động, mới nhất là những tràng la ó Guendogan trong trận hòa 0-0 giữa Đức và Pháp. Ngôi sao của Man City buộc phải lên tiếng: "Chúng tôi nghĩ mình thuộc về nơi này nhưng những điều đã xảy ra khiến chúng tôi phải thắc mắc".

Guendogan có lẽ sắp đi theo Oezil?
Guendogan có lẽ sắp đi theo Oezil?

Với Oezil, những gì anh đang gặp phức tạp hệt như cách anh sống. Anh ăn bằng tay phải dù là người thuận tay trái. Đó là bởi vì Oezil cho rằng tay phải là dành cho những điều trong sáng, còn tay trái là để lau đi những vết bẩn. Không khó hiểu vì sao Oezil lại đánh răng bằng tay trái. Những đức tin riêng biệt của Oezil lại gây khó hiểu cho nhiều người, đặc biệt là với những người vốn đã khó chịu với xuất thân của anh.

Krabbe, giáo viên cũ của Oezil, tức giận khi nói về những con người tiêu cực: "Oezil luôn muốn mọi người xung quanh mình được an toàn. Còn người ta thì nghĩ: "Anh ta có tiền, có đặc quyền, sao phải than phiền?". Điều này hoàn toàn sai. Người ta chỉ ghen tỵ mà thôi. Họ chứng kiến những người đạt được thành công từ các tầng lớp thấp và tỏ ra không thích. Oezil là một người tốt. Tôi không quan tâm anh ấy đúng hay sai với những cáo buộc đó. Đó là cách anh ấy cảm nhận. Oezil dùng mọi cách để thể hiện việc có gì đó không ổn và chúng ta phải lắng nghe".

BÌNH LUẬN:
TIN LIÊN QUAN

LỊCH THI ĐẤU HÔM NAY

HẠNG NHẤT ANH, VÒNG 39
22h00 Cardiff City VS Sunderland
22h00 Huddersfield VS Coventry
22h00 Hull City VS Stoke City
22h00 Norwich VS Plymouth Argyle
22h00 Preston North End VS Rotherham Utd
22h00 QPR VS Birmingham
22h00 Sheffield Wed. VS Swansea City
22h00 Southampton VS Middlesbrough
00h30 Blackburn Rovers VS Ipswich
03h00 Watford VS Leeds Utd
VĐQG TÂY BAN NHA, VÒNG 30
03h00 Cadiz VS Granada
VĐQG PHÁP, VÒNG 27
03h00 Lille VS Lens
C1 CHÂU PHI, VÒNG Tu Ket
01h00 Simba SC VS Ahly Cairo
GIAO HỮU CLB, VÒNG T.3
18h00 PEPO VS JIPPO
20h00 Lahti VS Gnistan
21h30 Klubi 04 Helsinki VS SalPa Salo
22h00 IFK Mariehamn VS KTP Kotka
22h00 Ilves Tampere VS AC Oulu
GIAO HỮU BD NỮ, VÒNG T.3
00h00 Thụy Điển U16 Nữ VS Nhật Bản U16 Nữ
x
Bạn Muốn Tắt Quảng Cáo
x
Bạn Muốn Tắt Quảng Cáo